Review C9 pro thương hiệu đẳng cấp từ Samsung

Dòng C là dòng smartphone tầm trung được Samsung thiết kế để cạnh tranh trực diện với các thương hiệu điện thoại Trung Quốc. Hai sản phẩm dòng C đầu tiên là Galaxy C5 và C7 vốn chỉ được bán ở Trung Quốc nhưng đến Galaxy C9 Pro bắt đầu được bán thêm ở nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam.

Galaxy C9 Pro có nhiều nét giống với chiếc Galaxy A9 Pro: cũng có màn hình lớn 6 inch, pin lớn và được trang bị cấu hình mạnh. Tuy vậy, điện thoại này cũng có vài điểm khác biệt: RAM lớn 6GB, loa kép, camera trước tới 16MP và thân máy bằng kim loại, không phải là mặt lưng kính thường thấy trên dòng smartphone tầm trung và cao cấp của Samsung.

Galaxy C9 Pro có giá bán chính hãng là 11,49 triệu đồng, nhỉnh hơn chút so với một smartphone cỡ lớn khác của Samsung là Galaxy A7 2017 và đối thủ cạnh tranh Oppo F3 Plus.

Thiết kế

Khi cầm trên tay, cảm nhận đầu tiên về C9 Pro là máy rất mỏng (chỉ có 6,9mm) do không phải nhồi viên pin dung lượng lớn như đàn anh Galaxy A9 Pro. Toàn mặt lưng được làm bằng kim loại nguyên khối với chất lượng hoàn thiện tốt, phần tiếp giáp khung máy và màn hình liên lạc, chắc chắn. Các chi tiết như cổng kết nối, nút bấm, loa, đường bo ở các cạnh được gia công tỉ mỉ. Phần viền màn hình cũng được tốt ưu tốt, tỷ lệ màn hình/khung máy đạt khoảng 75,5% so với các smartphone thông thường chỉ khoảng 70%. Mặc dù máy mỏng, viền gọn và mặt lưng được thiết kế vắt ôm tay song việc cầm một tay để sử dụng không dễ dàng gì do kích thước màn hình của C9 Pro lên tới 6 inch và mặt lưng cũng khá trơn tay.

Ở phía mặt trước, điện thoại này là một chiếc smartphone Samsung đặc trưng. Phía trên màn hình có khe loa thoại cùng camera trước và các cảm biến (ánh sáng, tiệm cận) ở hai bên. Phía dưới là phím Home cứng tích hợp cảm biến vân tay, các phím Back và đa nhiệm có đèn nền. Khi không dùng đến, hai phím Back và đa nhiệm sẽ ẩn đi, không thấy gì. Cảm biến vân tay của máy là loại cảm biến một chạm, chỉ cần chạm nhẹ là máy sẽ mở khoá màn hình và tốc độ nhận diện vân tay nhanh.

Điểm khác biệt của C9 Pro là nằm ở mặt lưng bằng chất liệu kim loại và có hai dải ăng ten với 3 đường chỉ mảnh giống như chiếc Oppo F3 Plus. Trên các cạnh, điểm đáng chú ý ở điện thoại này có là hỗ trợ 2 SIM thực sự cùng một khe cắm thẻ nhớ, không phải có một khay dùng chung giữa SIM hoặc thẻ nhớ như nhiều điện thoại khác. Máy hỗ trợ cổng USB Type C bắt đầu thịnh hành trên máy tầm trung/cao cấp hiện nay và có loa kép, một loa dưới cạnh đáy và một loa dùng chung với loa thoại phía trên.

Loa kép trên C9 Pro cho chất lượng âm thanh khá, âm lượng lớn, khá trong khi bật ở mức âm lượng tối đa. Tuy nhiên, hiệu ứng loa kép không thực sự rõ ràng. Phần loa thoại phía trên có âm lượng và chất lượng kém hơn hẳn loa chính phía cạnh dưới, gần như chỉ đóng vai trò phụ trợ thêm.

Nhìn tổng thể, C9 Pro là smartphone khá đẹp, trông sang và chất liệu kim loại chắc chắn. Các chi tiết trên máy cũng được hoàn thiện tốt. Lưu ý là phiên bản màu vàng trông hơi nhạt nhoà, không gây được ấn tượng như bản màu đen.

Máy hỗ trợ 2 SIM và khe cắm thẻ nhớ riêng

Màn hình

Galaxy C9 Pro có màn hình 6 inch, tấm nền Super AMOLED độ phân giải Full-HD với mật độ điểm ảnh 367 PPI, đủ chi tiết để hiển thị ảnh và chữ rõ ràng.

Về chất lượng hình ảnh, khi chuyển đổi qua lại giữa Galaxy S8 và C9 Pro dễ nhận thấy màn hình của chiếc C9 Pro nhạt và kém rực rỡ hơn đáng kể. Rõ ràng, Samsung có sự phân cấp giữa các tầm giá dù cùng là tấm nền Super AMOLED. Tuy vậy, khi so sánh với sản phẩm cùng tầm giá dùng màn IPS LCD thì tấm nền C9 Pro không hề kém cạnh cả về màu sắc, góc nhìn lẫn khả năng nhìn ngoài trời, chỉ là nó có khoảng cách rõ rệt với sản phẩm đầu bảng của chính Samsung.

Màn hình của điện thoại này có góc nhìn rộng, màu sắc đậm hơn chút so với đa số màn hình IPS LCD và khả năng nhìn ngoài trời tốt. Khi bật chế độ điều chỉnh ánh sáng tự động và sử dụng trực tiếp dưới trời nắng, màn hình còn có thể đẩy sáng lên cao hơn mức tối đa chỉnh tay, giúp nhìn rõ hơn.

Máy cũng có 4 chế độ màu sắc giống như đa số điện thoại khác của Samsung dùng tấm nền AMOLED, trong đó chế độ màu mặc định là Tối ưu hiển thị thể hiện đầy đủ các đặc trưng của tấm nền AMOLED. Nếu bạn quan tâm đến độ chính xác của màu sắc hiển thị trên màn hình thì có thể bật chế độ hiển thị Cơ bản. Kết quả đo kiểm của VnReview cho thấy ở chế độ Cơ bản, máy tái tạo màu rất chuẩn so với hệ màu sRGB. 

Bảng đo kết quả màn hình Galaxy C9 Pro và một số máy khác

Các màu sắc cơ bản bị lệch khá nhiều khi đo ở chế độ Tối ưu hiển thị

Còn ở chế độ Cơ bản, các màu tái tạo rất chuẩn (ô vuông là vị trí màu tiêu chuẩn, chấm tròn là màu máy tái hiện).

Phần mềm và hiệu năng

C9 Pro chạy Android 6.0.1 và sử dụng giao diện giống như các máy Galaxy A5/A7 2017 mà chúng tôi đã có bài đánh giá gần đây. Máy cũng được trang bị các tính năng như: Always On Display, Game Tool, Chia đôi màn hình… Bạn đọc có thể bấm vào bài đánh giá Galaxy A5 2017 để tìm hiểu thêm về phần mềm cũng như các tính năng của máy.

Hiệu năng là một điểm sáng của sản phẩm với vi xử lý Snapdragon 653 tám lõi (4 lõi hiệu năng cao Cortex-A72 tốc độ 1.95GHz và 4 lõi Cortex-A53 1.4GHz) cùng RAM 6GB. Máy xử lý nhanh nhẹn các tác vụ và các ứng dụng nặng như chỉnh sửa ảnh, biên tập video. RAM lớn giúp máy giữ được đa nhiệm tốt. Tuy vậy, sản phẩm cũng bị hiện tượng nóng lên thấy rõ sau khoảng nửa giờ chạy các ứng dụng nặng như chơi game hoặc chụp ảnh/quay phim, nhưng mức độ nóng thường không đến mức khó chịu và thân kim loại có tốc độ tản nhiệt nhanh sau vài phút ngừng sử dụng.

Trên các ứng dụng đo hiệu năng quen thuộc, C9 Pro đạt điểm khá cao, tương đồng với các sản phẩm cùng tầm giá như Oppo F3 Plus và nhỉnh hơn nhiều so với chiếc Galaxy A7 2017.

Điểm hiệu năng đo bằng phần mềm AnTuTu đánh giá hiệu năng tổng thể.

Điểm GeekBench 4.0 đo hiệu năng xử lý đơn nhân và đa nhân của CPU.

Bảng đo Manhattan trên phần mềm GFXBench đo hiệu năng xử lý đồ hoạ của GPU ở độ phân giải thật của màn hình (onscreen) và độ phân giải tiêu chuẩn là Full-HD (offscreen).

Tuy điểm benchmark và hiệu năng sử dụng thực tế với các ứng dụng cơ bản đều nhanh nhẹn và ở mức tốt nhưng trên phiên bản thử nghiệm mà Samsung gửi đến chúng tôi, chiếc C9 Pro lại cho kết quả chơi game nặng chưa thật tốt.

Với tựa game Dead Trigger 2, ở mức thiết lập đồ họa cao nhất (High), game chạy giật, lag và khung hình trồi sụt mạnh, nhất là ở những cảnh có nhiều hượng cháy nổ hay khi zombie xuất hiện với số lượng lớn. Số khung hình thực tế (FPS) đo bằng ứng dụng GameBench đạt mức trung bình chỉ 30 FPS. Một điểm đáng chú ý là CPU trên Galaxy C9 Pro chỉ sử dụng hết 15% và GPU chỉ 41%. Trong khi đó, một sản phẩm khác có cấu hình tương tự là Oppo F3 Plus có mức sử dụng cao hơn hẳn (CPU là 24% và GPU là 77%) cùng mức khung hình trung bình cũng trội hơn với 51 FPS.

Số khung hình trung bình của Galaxy C9 Pro khi chơi Dead Trigger 2 ở mức thiết lập đồ họa cao nhất (High), phần mũi tên màu đỏ là đồ thị hiển thị sự thay đổi của khung hình khi chơi game

Số khung hình trung bình của Oppo F3 Plus khi chơi Dead Trigger 2 ở mức thiết lập đồ họa cao nhất (High)

Khi để game tự phát hiện cấu hình và thiết lập, mức đồ họa được tự động chuyển về thấp nhất (Low), lúc này C9 Pro đã chạy mượt mà hơn, mức khung hình vẫn đạt trung bình 30 FPS nhưng không trồi sụt nữa, ổn định cả ở những cảnh nhiều hiệu ứng đồ họa.

Số khung hình trung bình của Galaxy C9 Pro khi chơi Dead Trigger 2 ở mức thiết lập đồ họa thấp nhất (Low)

Khi nâng thiết lập đồ họa lên mức trung bình (medium), C9 Pro tiếp tục giữ ổn định ở mức khung hình 30 FPS

Chuyển sang tựa game Warhammer 40,000: Freeblade, C9 Pro tiếp tục cho kết quả không khả quan khi chơi ở mức thiết lập đồ họa cao nhất. Số khung hình không bị trồi sụt quá nhiều như Dead Trigger 2 nhưng mức trung bình chỉ đạt 30 FPS, khó đem lại trải nghiệm mượt mà. Tuy hiệu suất sử dụng CPU và GPU đã tốt hơn, gần tương đương với chiếc Oppo F3 Plus nhưng số khung hình vẫn kém hơn.

Số khung hình trung bình của Galaxy C9 Pro khi chơi Warhammer 40,000: Freeblade ở mức thiết lập đồ họa cao nhất (High)

Số khung hình trung bình của Oppo F3 Plus khi chơi Warhammer 40,000: Freeblade ở mức thiết lập đồ họa cao nhất (High)

Khi để game tự nhận cấu hình và đưa ra thiết lập phù hợp, mức đồ họa được tự động chuyển về trung bình (Medium), lúc này C9 Pro chạy mượt mà hơn hẳn, số khung hình tăng lên mức tốt với 43 FPS .

Số khung hình trung bình của Galaxy C9 Pro khi chơi Warhammer 40,000: Freeblade ở mức thiết lập đồ họa trung bình (Medium)

Những kết quả chơi game nặng phía trên là khá bất thường với một thiết bị có cấu hình tốt như Galaxy C9 Pro, nhất là khi so với chiếc Galaxy A7 có cấu hình gần như tương tự. Rất có thể phiên bản thử nghiệm mà chúng tôi sử dụng do Samsung Việt Nam gửi chưa đạt độ hoàn thiện về phần mềm và hiệu năng. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các kết quả khi thử nghiệm với phiên bản thương mại chính thức đang bán tại Việt Nam.

Thời lượng pin

Các smartphone thuộc dòng phablet của Samsung gần đây như Galaxy A7 2017 hay Galaxy A9 Pro đều có thời lượng pin rất tốt. Chiếc Galaxy C9 Pro không phải là ngoại lệ. Các kết quả đo pin của VnReview cho thấy điện thoại này có thể đủ dùng tới hai ngày với người dùng thông thường, đặc biệt là máy cho thời lượng rất tốt với nhu cầu xem phim.

Lướt web trên mạng Wi-Fi ở điều kiện độ sáng màn hình mức 70%, tính từ lúc pin đầy đến khi còn 10%.

Xem phim HD offline ở điều kiện độ sáng thiết lập ở mức 70%, tính từ lúc pin đầy đến khi còn 10%.

Chơi game giả lập trên GFX Bench liên tục ở điều kiện độ sáng 70%, tính từ lúc pin đầy đến khi còn 10%.

Ở chế độ chờ có bật Wi-Fi để tự động nhận thông báo cập nhật từ các ứng dụng (email, Facebook, Messenger…), máy hao khoảng 4% pin sau 8 giờ để qua đêm. Đây là kết quả đạt mức khá, trung bình khoảng 2 giờ chờ mất 1% pin.

Về thời gian sạc vào, củ sạc nhanh 9V/1.67A và 5V/2A đi kèm của C9 Pro có tốc độ sạc nhanh, chỉ mất 1 giờ 35 phút để sạc đầy, trong đó 1 giờ đầu tiên sạc được 80% pin. Với thời gian sạc như vậy, bạn có thể không cần sạc máy qua đêm nữa, chỉ cần sạc khoảng 1 giờ vào đầu giờ sáng trước khi đi học hoặc đi làm là đủ dùng trong ngày.

Camera

Galaxy C9 Pro có hai camera trước và sau cùng có độ phân giải 16MP và ống kính khẩu f/1.9. Chiếc camera sau hỗ trợ lấy nét pha và có đèn flash kép trợ sáng. Tính năng nhấp đôi vào nút Home để mở nhanh camera ngay cả khi màn hình tắt tiếp tục được trang bị.

Sau thời gian dài cải tiến, giao diện camera trên điện thoại Samsung hiện tại trông trực quan, đơn giản. Máy có đủ các tính năng chụp cơ bản như chụp liên tục, HDR, ban đêm, thực phẩm hay panorama cũng như chế độ chụp ảnh chỉnh tay gọi là Pro nhưng tính năng này bị cắt giảm đáng kể chức năng so với các máy cao cấp. Bạn chỉ có thể tùy chỉnh ISO, bù trừ sáng và cân bằng trắng, chế độ đo sáng, chứ không có tùy chỉnh tốc độ màn chụp hay lấy nét. Một sự phân biệt khác giữa các máy tầm trung và cao cấp của Samsung là chế độ HDR không được đặt ngay ở giao diện chính mà chỉ xếp chung với các chế độ thông thường khác. 

Ở chế độ tự động, tốc độ lấy nét và chụp khá nhanh, chỉ có chế độ HDR là máy mất khoảng 2 giây chờ xử lý quá trình ghép ảnh.

Về chất lượng, các ảnh chụp ban ngày có độ chi tiết rất tốt và ảnh trông nổi khối. Màu sắc cũng được cải thiện rất nhiều so với các máy Samsung tầm trung nhưng vẫn có một số màu tái tạo tươi, rực hơn thực tế. Dải sáng của các ảnh chụp nông và khả năng xử lý ngược, chênh sáng cũng chưa thật tốt dù có một số tình huống thì chế độ HDR cũng hoạt động hiệu quả.

*Nếu các bạn còn lăn tăn về sản phẩm của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ theo các cách sau:

– Cách 1: Bạn vào đúng sản phẩm trên Website để đặt hàng và liên hệ.

– Cách 2: Đặt hàng thông qua các kênh bán hàng như Fanpage, zalo.

– Cách 3: Có thể gọi trực tiếp theo số Hotline 01299.95.95.95 để đặt hàng và hỏi đáp

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Main Menu